AI KHÔNG ĐƯỢC LÀM NGƯỜI LÀM CHỨNG DI CHÚC MIỆNG

Thứ năm - 30/11/2023 03:07
Ai không được là người làm chứng đối với di chúc miệng?Cá nhân có quyền lập di chúc miệng khi nào?
NGƯỜI LÀM CHỨNG HỢP PHÁP TRONG DI CHÚC MIỆNG
NGƯỜI LÀM CHỨNG HỢP PHÁP TRONG DI CHÚC MIỆNG
1. Ai không được là người làm chứng đối với di chúc miệng?
Người làm chứng đối với di chúc miệng phải đáp ứng điều kiện đối với người lập di chúc theo Điều 632 Bộ luật Dân sự 2015:
Mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau đây:
  • Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc.
Những người thừa kế theo pháp luật của người lập di chúc theo quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 gồm:
Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
  • Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc.
  • Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
2. Cá nhân có quyền lập di chúc miệng khi nào?
Theo quy định của BLDS năm 2015, di chúc miệng không phải được lập một cách tùy tiện mà phải đáp ứng một số điều kiện nhất định. Trong đó, điều kiện quan trọng nhất là người lập di chúc phải có quyền lập di chúc miệng.
Quyền lập di chúc miệng của cá nhân chỉ phát sinh khi cá nhân đó có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (Cụ thể là người lập di chúc miệng phải từ đủ 18 tuổi trở lên; không có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; không bị hạn chế năng lực hành vi dân sự (như nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích dẫn đến phá tán tài sản gia đình); không bị mắc các bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ hành vi của mình…) và đang trong tình trạng thuộc trường hợp đặc biệt như quy định tại khoản 1 Điều 637 Bộ luật Dân sự năm 2015, cụ thể như sau: “Trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng”.
Còn một điều kiện rất quan trọng về chủ thể lập di chúc miệng mà bạn cần nhớ, đó là sự tự nguyện. Tại thời điểm lập di chúc miệng, người lập di chúc phải ở trong trạng thái minh mẫn, sáng suốt; không bị lừa dối, đe dọa hay cưỡng ép.
Di chúc miệng và điều kiện để di chúc miệng hợp pháp ?
Để hiểu rõ hơn về các vấn đề pháp luật và giải quyết các vấn đề pháp lý, hãy liên hệ ngay với Công Ty Luật Hoàng Giáp:

Mọi thông tin yêu cầu tư vấn vui lòng liên hệ:
⚖️ CÔNG TY LUẬT TNHH HOÀNG GIÁP
🏢Địa chỉ: B16 – 319 Lý Thường Kiệt, Phường 15, Quận 11, Tp. Hồ Chí Minh
📩Email: luathoanggiap@gmail.com
🌏 Website: https://law.luathoanggiap.com/
☎️ Hotline: 0909 99 86 59

 

Tác giả bài viết: Luật Sư: Hoàng Giáp

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   
Banner - footer
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây