THỦ TỤC ĐĂNG KÝ HỘ KINH DOANH CÁ THỂ

Thứ năm - 11/04/2024 03:42
I. Hộ kinh doanh cá thể
1. Hộ kinh doanh cá thể là gì?
2. Những ai không phải đăng ký đăng ký hộ kinh doanh cá thể?
3. Đối tượng được đăng ký hộ kinh doanh?
4. Hồ sơ, thủ tục đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể?
5. Nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cá thể ở đâu?
II. Hộ kinh doanh cá thể phải nộp loại thuế nào?
THỦ TỤC ĐĂNG KÝ HỘ KINH DOANH CÁ THỂ
THỦ TỤC ĐĂNG KÝ HỘ KINH DOANH CÁ THỂ
I.       Hộ kinh doanh cá thể
1.      Hộ kinh doanh cá thể là gì?
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp thì “Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh”.
Định nghĩa trên về “hộ kinh doanh” cho thấy hộ kinh doanh được chia thành ba loại căn cứ vào chủ tạo lập ra nó:
(1) Hộ kinh doanh do một cá nhân làm chủ;
(2) Hộ kinh doanh do hộ gia đình làm chủ;
(3) Hộ kinh doanh do một nhóm người làm chủ.

2.      Những ai không phải đăng ký đăng ký hộ kinh doanh cá thể: Cá nhân, hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký hộ kinh doanh.

3.      Đối tượng được đăng ký hộ kinh doanh: Cá nhân, thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi, có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ có quyền thành lập hộ kinh doanh và có nghĩa vụ đăng ký hộ kinh doanh theo quy định.

4.      Hồ sơ, thủ tục đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể:
Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ
Căn cứ theo Khoản 2 Điều 87 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp thì Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cá thể bao gồm các giấy tờ sau:
-   Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;
-   Bản sao hợp lệ CMND/CCCD/hộ chiếu của chủ hộ kinh doanh;
-   Bản sao hợp đồng thuê nhà, hợp đồng mượn nhà hoặc sổ đỏ đối với trường hợp chủ hộ đứng tên địa chỉ hộ kinh doanh (không cần công chứng).
Trường hợp các thành viên hộ gia đình cùng góp vốn đăng ký hộ kinh doanh thì cần thêm các giấy tờ sau:
-  Bản sao hợp lệ CMND/CCCD/hộ chiếu của thành viên hộ gia đình;
-  Bản sao hợp lệ biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh;
-  Bản sao hợp lệ văn bản ủy quyền của các thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh;
-  Văn bản ủy quyền cho người nộp hồ sơ (nếu có);
-  Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề (nếu có).

5.     Nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cá thể ở đâu?
·         Nộp hồ sơ trực tiếp: Cá nhân hoặc đại diện hộ gia đình nộp hồ sơ đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện (huyện, quận, thị xã và thành phố thuộc tỉnh) tại UBND quận/huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh.
·         Nộp hồ sơ trực tuyến (nộp hồ sơ online): thực hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể online tại trang dịch vụ công của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố. Sau khi đăng ký, hồ sơ sẽ được chuyển tiếp về Phòng Tài chính - Kế hoạch hoặc Phòng Kinh tế của UBND quận, huyện liên quan để xét duyệt hồ sơ.
Khi tiếp nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, nếu có đủ các điều kiện sau:
-        Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;
-   Tên của hộ kinh doanh được đặt theo đúng quy định tại Điều 88 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;
-        Nộp đủ lệ phí đăng ký hộ kinh doanh theo quy định (Lệ phí thành lập hộ kinh doanh cá thể: 100.000 đồng).
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ hoặc người thành lập hộ kinh doanh biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ (nếu có).
Nếu sau 03 ngày làm việc, cá nhân hộ kinh doanh không nhận được thông báo sửa đổi/bổ sung hoặc giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh thì có quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định pháp luật.

II. Hộ kinh doanh cá thể phải nộp loại thuế nào?
Theo quy định về quản lý thuế, có 3 loại thuế chính mà hộ kinh doanh cá thể phải nộp gồm:
-        Lệ phí (thuế) môn bài;
-        Thuế giá trị gia tăng (GTGT);
-        Thuế thu nhập cá nhân (TNCN).
Ngoài các loại thuế nêu trên, hộ kinh doanh cá thể còn có thể phải nộp thuế bảo vệ môi trường, thuế tài nguyên… nếu kinh doanh hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế của các luật này.

Để hiểu rõ hơn về các vấn đề pháp luật và giải quyết các vấn đề pháp lý, hãy liên hệ ngay với Công Ty Luật Hoàng Giáp:
Mọi thông tin yêu cầu tư vấn vui lòng liên hệ:
⚖️ CÔNG TY LUẬT TNHH HOÀNG GIÁP
🏢Địa chỉ:  B16 – 319 Lý Thường Kiệt, Phường 15, Quận 11, Tp. Hồ Chí Minh
📩Email: luathoanggiap@gmail.com
🌏 Website: https://law.luathoanggiap.com/
☎️ Hotline: 0909 99 86 59 - 0909 99 26 59
Văn phòng thành phố Hồ Chí Minh:
☎️Điện thoại: 0909 99 86 59 - 0909 99 26 59
🏢Địa chỉ: B16 – 319 Lý Thường Kiệt, Phường 15, Quận 11, Tp. Hồ Chí Minh
Chi nhánh Quảng Nam:
☎️ Điện thoại: 0909 99 86 59
🏢Địa chỉ: Thôn Hà Bình, Xã Bình Minh, Huyện Thăng Bình Tỉnh Quảng Nam
 

Tác giả bài viết: Luật Sư: Luật Hoàng Giáp

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   
Banner - footer
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây