MUA BÁN HÓA ĐƠN THÌ BỊ PHẠT NHƯ THẾ NÀO?

Thứ tư - 17/04/2024 03:00
1. Mua bán hóa đơn?
2. Mua bán hóa đơn bị xử lý như thế nào?
MUA BÁN HÓA ĐƠN THÌ BỊ PHẠT NHƯ THẾ NÀO
MUA BÁN HÓA ĐƠN THÌ BỊ PHẠT NHƯ THẾ NÀO
Mua bán hóa đơn là hành vi trái pháp luật, không chỉ gây thất thu cho ngân sách nhà nước mà còn ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh lành mạnh. Mới đây, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Tân Phú (TP. Hồ Chí Minh) vừa có văn bản số 1328/ĐCSKT gửi Chi cục Thuế quận Tân Phú về việc chuyển thông tin dấu hiệu vi phạm về thuế và hóa đơn. Qua điều tra, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Tân Phú nhận thấy, trong tổng số 1.520 doanh nghiệp trên địa bàn quận Tân Phú mua hóa đơn để hợp thức hóa đầu vào nhằm mục đích “trốn thuế” có 1.386 doanh nghiệp có giá trị hóa đơn mua vào dưới 1 tỷ đồng (tức có dấu hiệu trốn thuế giá trị gia tăng 100 triệu đồng/doanh nghiệp). Hôm nay, chúng ta hãy cùng tìm hiểu “Mua bán hóa đơn thì bị phạt như thế nào?”
  1. Mua bán hóa đơn:
Hóa đơn là chứng từ ghi nhận thu chi trong doanh nghiệp. Đây cũng là một trong những tài liệu để chứng minh khấu trừ thuế của doanh nghiệp. 
Hóa đơn giá trị gia tăng (GTGT) là loại hóa đơn, chứng từ quan trọng nhằm ghi nhận các thông tin hàng hóa, dịch vụ đã cung ứng cho bên mua theo quy định pháp luật. Hóa đơn GTGT cũng là căn cứ để xác định số tiền thuế GTGT doanh nghiệp phải nộp, giúp Nhà nước giám sát việc thực hiện nghĩa vụ về thuế của doanh nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay, với mục đích để được khấu trừ thuế GTGT đầu vào, giảm nghĩa vụ thuế, hợp thức hóa cho hàng hóa trôi nổi, nhiều doanh nghiệp đã có hành vi mua bán hóa đơn.
            Thực tế, mua hóa đơn là khá mạo hiểm và có thể coi là “hạ sách” của doanh nghiệp để đạt được những mục đích như trốn thuế hay ẩn dấu tài sản, tình trạng của doanh nghiệp mình. Một số doanh nghiệp đã mua hóa đơn để tăng chi phí. Từ đó sẽ được giảm thuế giá trị gia tăng cũng như thuế thu nhập doanh nghiệp.
Người mua có thể là bất cứ doanh nghiệp nào có nhu cầu. Song, không phải bất cứ doanh nghiệp nào cũng làm kẻ bán được. Thủ đoạn thường thấy, là thành lập một doanh nghiệp mới, “sạch” về cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, tồn tại một cách hợp pháp trên giấy tờ với trụ sở, Giám đốc, ngành nghề kinh doanh,… Nhưng thực tế chỉ là vỏ bọc cho một “ngành nghề” duy nhất – mua bán hóa đơn.
Tuy nhiên, hành vi mua bán hóa đơn là hành vi trái pháp luật, ẩn chứa nhiều rủi ro, nguy hiểm.
  1. Mua bán hóa đơn bị xử lý như thế nào?
Tùy theo tính chất, mức độ nghiêm trọng của hành vi thì việc mua bán hóa đơn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lý hình sự:
2.1. Xử phạt vi phạm hành chính:
Căn cứ theo Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn, hành vi mua bán hóa đơn có thể bị xử lý như sau:
Theo Điều 17 thì trường hợp sử dụng hóa đơn không hợp pháp; sử dụng không hợp pháp hóa đơn để khai thuế làm giảm số thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được  hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm thì sẽ bị xử phạt về hành vi trốn thuế, tùy theo tính chất, mức độ nghiêm trọng mà mức phạt có thể được điều chỉnh như sau:
  • Phạt tiền 1 lần số thuế trốn đối với người nộp thuế có từ một tình tiết giảm nhẹ trở lên;
  • Phạt tiền 1,5 lần số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện hành vi trên mà không có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ;
  • Phạt tiền 2 lần số thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện hành vi trên có một tình tiết tăng nặng;
  • Phạt tiền 2,5 lần số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện hành vi có hai tình tiết tăng nặng;
  • Phạt tiền 3 lần số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện hành vi có từ ba tình tiết tăng nặng trở lên;

Ngoài ra, người nộp thuế thực hiện hành vi mua bán hóa đơn trên còn phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả như sau:
  •  Buộc nộp đủ số tiền thuế trốn vào ngân sách nhà nước;
  • Trường hợp hành vi trốn thuế đã quá thời hiệu xử phạt thì người nộp thuế không bị xử phạt về hành vi trốn thuế nhưng người nộp thuế phải nộp đủ số tiền thuế trốn, tiền chậm nộp tính trên số tiền thuế trốn vào ngân sách nhà nước theo thời hạn quy định tại khoản 6 Điều 8 Nghị định 125/2020/NĐ-CP.
  • Buộc điều chỉnh lại số lỗ, số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ trên hồ sơ thuế (nếu có) đối với hành vi trên.
2.2. Xử lý hình sự:
Căn cứ theo Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) thì hành vi mua bán hóa đơn có thể bị xử lý như sau:
  • Tội trốn thuế (Điều 200)
    • Trốn thuế với số tiền từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế. Thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng; hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
    • Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng; hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
  • Có tổ chức;
  • Số tiền trốn thuế từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
  • Phạm tội 02 lần trở lên
  • Tái phạm nguy hiểm.
  • Trốn thuế với số tiền 1.000.000.000 đồng trở lên. Thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 4.500.000.000 đồng; hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
  • Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
  • Pháp nhân cũng có thể bị xử lý hình sự.
  • Tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước (Điều 203)
    • Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng; phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm; hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm  đối với người thực hiện hành vi:
  • In, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước ở dạng phôi từ 50 số đến dưới 100 số hoặc hóa đơn, chứng từ đã ghi nội dung từ 10 số đến dưới 30 số hoặc thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng
  • Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng; hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm trong trường hợp:
  • Có tổ chức;
  • Có tính chất chuyên nghiệp;
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
  • Hóa đơn, chứng từ ở dạng phôi từ 100 số trở lên hoặc hóa đơn, chứng từ đã ghi nội dung từ 30 số trở lên;
  • Thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên;
  • Gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước 100.000.000 đồng trở lên;
  • Tái phạm nguy hiểm.
  • Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng; cấm đảm nhiệm chức vụ; cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
  • Pháp nhân cũng có thể bị xử lý hình sự.
Bạn đã biết thêm về những hành vi cần tránh khi kinh doanh. Nếu bạn cần hỗ trợ giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan đến mua bán hóa đơn, bảo vệ quyền lợi của bạn một cách tối đa hoặc còn thắc mắc nào về thuế hoặc pháp luật, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.

Mọi thông tin yêu cầu tư vấn vui lòng liên hệ:
⚖️ CÔNG TY LUẬT TNHH HOÀNG GIÁP
🏢Địa chỉ:  B16 – 319 Lý Thường Kiệt, Phường 15, Quận 11, Tp. Hồ Chí Minh
📩Email: luathoanggiap@gmail.com
🌏 Website: https://law.luathoanggiap.com/
☎️ Hotline: 0909 99 86 59 -  0909 99 26 59
Văn phòng thành phố Hồ Chí Minh:
☎️Điện thoại: 0909 99 86 59 - 0909 99 26 59
🏢Địa chỉ: B16 – 319 Lý Thường Kiệt, Phường 15, Quận 11, Tp. Hồ Chí Minh
Chi nhánh Quảng Nam:
☎️ Điện thoại: 0909 99 86 59
🏢Địa chỉ: Thôn Hà Bình, Xã Bình Minh, Huyện Thăng Bình Tỉnh Quảng Nam
 

Tác giả bài viết: Luật Sư: Luật Hoàng Giáp

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   
Banner - footer
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây